385615BED686DFAB9F2AED8C246FB620

Hướng dẫn sử dụng ấn triện, ấn chương

Hướng dẫn sử dụng ấn triện, ấn chương

10/05/2019

Khắc ấn triện, ấn chương là một nghệ thuật.

Khắc ấn triện, ấn chương là một trong những nghệ thuật còn sót lại rất ít trong thời buổi hiện nay.

Nghệ thuật khắc dấu chữ Hán bằng đá ngày nay dần phai phôi, ít người biết đến và cũng ít nghệ nhân còn khắc dấu.

Trong bài viết này Ngô Duy xin giới thiệu đến bạn, một loại hình nghệ thuật độc đáo này. Đó chính là khắc dấu triện trên đá. Duy chia sẻ dành cho các bạn đang cần khắc 1 con dấu cho riêng mình, có thể là dấu danh chương cho tác phẩm nghệ thuật thư họa hay thư pháp.

Khắc dấu, con dấu hay còn gọi là ấn chương, khắc triện… hầu như khắc dấu ngày xưa là khắc danh chương tên của chủ nhân các tác phẩm hội họa. Đăc biệt khắc dấu người ta khắc bằng chữ Hán triện là đẹp nhất, vì chữ Hán triện rất khó giả danh, nó cũng là chữ cổ của Trung Quốc.

Ngày nay văn hóa Việt nam nói chung và các nghệ nhân nói riêng đa số vẫn sử dụng dấu Hán triện vì nó có âm Hán Việt khá giống với chữ của chúng ta và chỉ có số ít chúng ta làm dấu bằng tiếng Việt.

1/Khắc Triện Đá.

 Ngày xưa khi chưa có công nghệ máy móc người ta làm dấu bằng đá, và đá là vật phẩm phong thủy rất tốt, đá có nhiều loại đá quý, đá phong thủy… nên đa số người dùng sử dụng, đặc biệt là dùng đá rất dân giã và nó đẹp hơn dấu đồng, cao su. Các dấu đồng cao su thì nên dùng cho văn phòng, công chứng cơ quan nhà nước chứ không nên dùng vì nó khá máy móc không phù hợp với cái dân giã của nghệ thuật.

2/Quy trình khắc dấu. 

Chọn tên: Trước khi bạn nên nghiên cứu và muốn làm một con dấu cho riêng mình bạn hãy suy nghĩ xem mình làm con dấu mang tính nội dung gì, dùng trong lĩnh vực gì như là hội họa, bạn là họa sĩ, bạn là nhà thư pháp...

 

 

Thông thường trong lĩnh vực này, người ta hay làm và khắc dấu danh chương là chủ yếu, vì nó thể hiện tác giả, lưu giữ và khẳng định được tên tuổi và tác phẩm. Chính vì thế với phương pháp truyền thống khắc triện bằng đá, được sử dụng nhiều hơn và nó mang tính chất nghệ thuật hơn và con dấu tự động.

- Kích thước: thường khi làm dấu danh chương người ta thường làm tới 3 con dấu, với 3 kích thước khác nhau: hình dáng có thể là hình vuông, hình tròn, hình o van... mỗi con dấu khắc ký hiệu khác nhau, kích thước thông thường 2x2cm, 1,5cm, 3x3cm là phổ biến nhất.

- Bây giờ để khắc một chữ Hán, chữ triện… con dấu danh chương, người làm phải trải qua các bước rất cầu kỳ như sau.

Khắc dấu nội dung gì:

- Trước tiên bạn phải tìm ra một cái tên pháp danh hay tên mình yêu thích, hoặc chính tên bạn: Ví dụ tôi là Ngô Duy. Tôi viết thư pháp, tôi muốn khắc con dấu Thư Pháp Ngô Duy.... Các Thầy trong chùa thì có pháp danh: ví dụ: Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ chẳng hạn.

Vây người biết chữ Hán, chúng ta sẽ dịch tên ra chữ Hán Việt, Ngô chữ Hán là gì, chữ Duy là: 書法吳惟… Sau khi hoàn thành chữ Hán kế tiếp dịch ra chữ triện là phần viết lại chữ triện văn của chữ Hán, Thư Pháp Ngô Duy qua chữ triện là: 書法吳惟, (vì máy không có font này nên chữ không xuất hiện) cứ như thế ta có tên nội dung chữ triện mà ta cần khắc. Sau khi xong phần chữ Triện ta bắt đầu thiết kế lại  mẫu chữ triện, diện tích con dấu, phần này chúng ta phỉa dùng phần mềm thiết kế Photoshop.... 

Vật dụng dùng khắc dấu triện khá qua trọng đó là đá, đá khắc có nhiều loại, đá ngọc long, đá tỳ hưu linh thú, đá càng quý thì càng đẹp, vì vậy bậc vua chúa ngày xưa được xem như ngọc ấn, ấn chỉ vua ban thì không thể trái lệnh.

Chọn màu sắc đá cũng khá quan trọng, đá là vật phẩm trong long đất trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm nên nó rất giàu năng lượng, nó phát sính năng lượng giúp chúng ta tăng thêm sức mạnh và tài lộc may mắn, vì vậy nên bạn thấy người ta hay trang trí các loại đá quý, đá phong thủy trong nhà hoặc đeo vòng đá nhằm để kích tài lộc may mắn, lưu ý khi bạn chọn.

3. Khắc dấu chữ triện bằng gì?

khắc dấu thủ công chúng ta dùng là vậy dụng cây sắt, thường là từ 3 cây sắt nhọn khác nhau, để chúng ta có thể khoét những đường kẻ và chữ trong con dấu được chính xác và sắc đẹp, khi con dấu được khắc xong, tắc phẩm đẹp hay không là do người khắc tỉ mỉ và bản thiết kế nội dụng chính xác. 

4. Mực đóng dấu:

mực dùng cho đóng con dấu chữ hán, chữ triện là mực riêng của nó, khắc với cách nghĩ ta dùng mực đóng dấu văn phòng, loại mực này bạn nên dùng loại màu son đỏ keo và sệt như vậy nó sẽ đậm và đẹp hơn.

5. Cách sử dụng ấn triện đúng cách.

Khi con dấu hoàn tất, một bộ sản phẩm thường có luôn phần mực, hộp và bao đựng dấu, vì con dấu là linh hồn của tác phẩm, do đó nó được xem là bảo vật của bạn, nó mang tên bạn, tâm huyết của bạn. vì vậy cũng nên giũ gìn và bảo quản tránh rơi rớt.

Khỉ dụng chúng ta ấn triện, bạn luôn kê một cuốn sách hay bìa mềm bên dưới để phần triện tiếp xúc có độ dày và êm.

Kê lên tác phẩm lên bìa dày trước khi đóng.

Dùng ấn triện nhấp vào mực cho nhiều lần cho điểu bề mặt ấn, sau đó ấn 1 lực mạnh nhẹ nhàng đều 4 góc để cho con dấu từ từ thấm đều trên tác phẩm nó mới rõ.

Đây là phần chia sẻ của Duy về con dấu triện, cách làm con dấu, khắc dấu. Bạn muốn làm 1 con dấu xin vui lòng xem add zalo 0903366318 tư vấn khắc triện.

                                   Xem thêm video

Ngô Duy

Tìm hiểu thêm khắc ấn triện hãy xem bài viết tại đây

 

 

 

Bài viết khác