385615BED686DFAB9F2AED8C246FB620

ấn triện tam phủ, tứ phủ, nhà trần

ấn triện tam phủ, tứ phủ, nhà trần

22/08/2021

1. Tổng hợp Ấn triện Tam Phủ, Tứ Phủ, Nhà Trần

Ấn Tam phủ là danh từ để chỉ ba vị thần thánh trong hệ thống tín ngưỡng Việt Nam gồm: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải, cai quản những lĩnh vực quan trọng nhất của một xã hội nông nghiệp.

Khi thực thi nhiệm vụ được giao, các thầy pháp, đồng thầy...sau một thời gian thử thách tùy duyên sẽ được bề trên ban Sắc, ấn, lệnh, đây chính là quyền hạn trong công việc mà người thầy đó được giao trọng trách. Sắc, Ấn, Lệnh có khi là vô hình người trần khó nhìn thấy nhưng lại rất có giá trị trong thế giới tâm linh, dùng sắc, ấn, lệnh này điều binh khiển tướng trong âm giới để thực thi nhiệm vụ.

Ấn chương/Triện khắc là một yếu tố quan trọng tạo nên tác phẩm nghệ thuật hay công văn giấy sớ cúng hoàn chỉnh, thông qua việc sử dụng Dấu triện/Ấn triện mà “tương hỗ tương thành” sẽ góp phần hoàn thiện nội dung và cả thẩm mỹ của tác phẩm. Bản khắc mặt dấu hoàn chỉnh, nét khắc mịn rõ, dứt khoát, không có gỗ thừa, ít xơ, hạn chế dằm gỗ cho ra bản in trên giấy sắc nét, không lem, không kéo mực. Dấu triện khắc gỗ thị sử dụng được với hầu hết các loại mực dấu phổ biến hiện nay.

Các loại  ấn phật giáo

Trong tín ngưỡng thờ tam, tứ phủ chúng ta thường nghe nhắc đến khái niệm: Sắc, Ấn Lệnh.

Theo từ điển Hán Việt:

Sắc: Văn bản

Lệnh: Mệnh lệnh cấp trên truyền xuống cấp dưới phải thi hành.

SẮC: Có 5 loại sắc bao gồm:

1. Sắc lệnh: Là mệnh lệnh bề trên phê chuẩn dựa trên thiện duyên, nghiệp quả tu tập để giao phó sứ mạng.

2. Sắc phong: Là mệnh lệnh bề trên phong thưởng, phong tặng quyền hạn (theo thiên quy cho chư thiên chư thánh).

3. Sắc dụ: Là mệnh lệnh bề trên truyền bảo (thông báo) tới chư thiên, chư thánh cho biết điều gì đang xảy ra hoặc sẽ xảy ra.

4. Sắc bảo: Là mệnh lệnh do Đại hội đồng tiên thánh phê truyền dựa trên thiện duyên nghiệp quả của người tu tập để giao phó sứ mệnh một cách bí mật không công khai, che giấu tài năng ngay cả tiên, thánh, thần, phật cũng it vị biết được.

5. Sắc lệ: là mệnh lệnh bề trên quy định chiếu theo cách thức, rập theo khuân khổ lề lối thiên quy để làm việc hoặc trong một số án lệ thì bề trên sẽ ban sắc lệ chiểu theo điều lệ mà phục hồi quyền hạn.

ấn tam bảo.

Trong thực tế thì trong công việc của tứ phủ chỉ có 3 hình thức cấp sắc: sắc lệnh, sắc lệ, và sắc dụ. Trong các Sắc này Sắc Lệnh liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ của thanh đồng. Là người có mệnh đồng căn quả khi trình đồng mở phủ thì khi làm việc về tâm linh như soi căn, nối quả, gọi hồn diệt trừ yêu ma, luyện bùa luyện phép thì đều phải được cấp sắc lệnh bề trên cấp cho.

ẤN: Ấn không chỉ là đại diện cho quyền năng, tượng trưng cho uy quyền của chư tiên, chư thánh trong tiên giới, địa giới mà còn là một tín vật để truyền thụ tôn giáo. Ấn chính là Con dấu của bề trên ban cho, giống như một vị tướng phải có Ấn lệnh vua ban, mới có thể hiệu triệu binh sỹ. Nói có người nghe, đe phải có người sợ, một Lệnh ban xuống, quân sỹ âm binh nhất nhất tuân tùng.

ấn triện tam phủ

Ấn lại có Ấn dương ( hữu hình) và ấn Âm (Vô hình). Ấn hữu hình làm bằng các nguyên liệu như: Vàng, Ngọc, Đá, Gỗ…. hoặc ấn ở dạng vô hình ( ví dụ như phái nam tông, mật tông có khăn ấn, theo pháp mật tông gọi Ấn âm là ThIên Ấn, Còn Ấn Dương là Địa Ấn, trong Đạo Mẫu thầy dùng tay không để triện ấn).Thường khi thầy làm việc thì sẽ có ẤN lệnh ngay lòng bàn tay: 1 Tay ấn, 1 tay khuyết. Có phép thay lệnh hiệu triệu, ra lệnh hay trừ tà sát quỷ bằng ấn lệnh này, hoặc Người âm với nhau, chỉ cần giơ lòng bàn tay lên là người đối diện tức khắc hiểu là ai. Ấn được sử dụng trong các văn kiện, sớ tấu, điệp thức và bùa để triệu thần linh, làm tăng oai lực của bùa, thông quái đạt linh, trị bệnh, trừ tà, bảo vệ sức khỏe, v.v…hiệu quả không thể nghĩ bàn.

Sự khác nhau giữa hai loại ấn trên là ở chỗ:

Ấn hữu hình: sử dụng các nguyên liệu tự nhiên làm thành ấn

Ấn vô hình: Là do căn cơ tiền kiếp hoặc do tu hành mà được bề trên giao ấn, việc giao ấn đồng nghĩa với việc được chứng nhận, tùy theo khả năng mỗi người mà được truyền các loại ấn khác nhau. Ấn được truyền thẳng vào trong người thầy, gọi là ấn vô vi. Khi thầy hạ bút, viết sớ thì có một ấn vô vi trên đó.

ấn nhà chùa, Thích Thiện Kiên 

Tùy theo từng pháp môn và theo từng đẳng cấp mà phân chia ra các loại ấn. Chúng ta có thể hình dung đơn giản thế này. Trong một cơ quan thì ấn ( dấu) của Giám đốc khác với ấn ( dấu ) của Phó giám đốc hoặc các Trưởng ban ngành, thì trong tâm linh cũng vậy, tùy theo nhiệm vụ được giao mà các Thầy có ấn khác nhau. Người xưa hay dùng các loại ấn như: Thiên bắc thìn trương ấn, thiên phù địa tiết chi ấn…..ở miền Bắc Việt Nam trong bảo tàng lịch sử có một loại ấn từ thời Hai Bà Trưng có hình con Nghê ở trên. Trong sách Tùy Thư Kinh Tập Chí có ghi chép: “ Lấy gỗ làm ấn, vào ngày thìn khắc ấn, hai tay chấp ấn hấp khí, lấy ấn trị bệnh”. Chữ khắc trên Ấn thì vô cùng đa dạng tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà khắc các loại chữ khác nhau.

Các bạn thân mến, để được bề trên giao Sắc, ấn, lệnh là cả một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ, cho nên không phải người nào tu tập tới các phẩm cao nhất trong giới thầy bà là cũng được cấp Sắc, ấn, lệnh. Ví dụ: người được cha mẹ cấp sắc dẫn dắt đồng con, hay trừ tà diệt ma thì chỉ cần một lời nói một cái tay giơ lên uy quyền vô cùng. Hay cả việc tiến mã cũng thế có thầy tiến mã chạy được tất cả các cung các cửa nhưng có thầy tiến mã thì được mỗi phủ của vị cầm bản mệnh của thầy.

Nguyên tắc khi sử dụng Sắc, Ấn, Lệnh trong tâm linh “ tuyệt đối không được dùng bừa bãi trong các văn bản và lưu truyền các loại ấn giả, chỉ dùng ấn đúng với mục đích, nhiệm vụ được giao”. Trước khi làm việc phải xin cha mẹ cho phép, bề trên đồng ý thì lúc đó mới có thể tuân mệnh hành sự, không tự tung tự tác được.

Liên hệ khắc triện và tư vấn:ZALO 0903.366.318

 

Bài viết khác