385615BED686DFAB9F2AED8C246FB620

Tìm hểu về Thư Pháp Việt hiện nay

Tìm hểu về Thư Pháp Việt hiện nay

05/08/2021

Thư Pháp là gì?

Định nghĩa thư pháp ở Phương Tây thường được gọi là Calligraphy có nghĩa là viết chữ đẹp, bắt nguồn từ trung hoa, ở phương đông thư pháp có nghĩa là phép, lối, cách, viết chữ đẹp. nhật bản và triều tiên là những nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ về tinh thần và phong cách của thư pháp trung hoa. tuy nhiên định nghĩa về thư pháp của mỗi nước cũng khác nhau thể hiện đúng bản chất văn hóa của nước. 

Thư pháp định nghĩa

Sơ Nét Về Thư Pháp Việt Nam

Theo sách lịch sử Thư Pháp Việt Nam của nhà nghiên cứu Nguyễn sử thì Thư Pháp Việt đã có từ rất lâu, Nguyễn sử đã dán lớp bụi thời gian lần dở những tư liệu cũ để chứng minh rằng Thư Pháp Việt từng có thời kì hưng thịnh, đạt nhiều thành tựu rực rỡ, thời kỳ này nghệ thuật thư pháp Việt được thể hiện bằng bút lông mực xạ Trung Hoa. Với nhiều chất liệu khác nhau, giữa một thời kỳ mới thì cái nghệ thuật thư pháp từ  Triều Tiên từ Nhật Bản về Việt Nam đều dán tiếp rồi dùng nghệ thuật thư pháp đó để đưa nó giàu tính sáng tạo trong các mọi ngóc ngách của đời sống.

Thư Pháp Việt

Thư Pháp Việt hình thành như thế nào?

Bắt đầu từ thế kỷ 17 việc tiếp xúc giao lưu với Phương Tây đã tạo ra những chuyển biến lớn trong xã hội Việt Nam, trong đó có sự manh nha việc hình thành hệ thống chữ viết mới, vào năm 1651 nhà truyền giáo Alexander De Rhote đã cho in quyển từ điển Việt-Bồ-La dùng mẫu tự latinh để ghi âm tiếng Việt đăng lên, cho việc hình thành nên chữ quốc ngữ ngày nay nói  riêng, có thể nói mảnh đất hình chữ s khiêm nhường đã trở thành nơi giao thoa của hai nền văn minh Đông-Tây, đây chính là một đặc điểm rất thú vị về ngôn ngữ và chữ viết và không phải quốc gia nào cũng có được.

Nhà truyền giáo Alexander De Rhote

Tới thời hiện đại. Sau đó còn vang vọng những câu thơ về thi sĩ tài danh Đông Hồ, vườn Trí Đức. Ông là nhà thơ nhà phê bình văn học và cũng là nhà nghiên cứu. Từ năm 1926 đến 1934 Đồng Hồ lập ra Trí Đức học, chủ trương tiếng Việt, cổ động mọi người học chữ quốc ngữ, trong thi nhân Việt Nam tác giả Hoài Thanh, Hoài Chân để nói về tình yêu tiếng mẹ đẻ.

Đông Hồ đã sử dụng bút lông kết hợp chữ quốc ngữ.

Đông Hồ chăm chút chính tả kỹ lưỡng, là một nhà nho trong giai đoạn biến động của lịch sử để viết chữ quốc ngữ.  Đông Hồ đã sử dụng bút lông của Trung Hoa một sự kết hợp khá tài tình từ những bút tích đơn sơ còn sót lại dễ dàng nhận ra trong tác phẩm thì tâm còn chất chứa thể hiện suy nghĩ thái độ của ông về một giai đoạn mới.

Thực sự phát triển có một cái bản sắc rất rõ đó là sự kết hợp giữa văn hóa, một cái nền một cái sản phẩm phương tây từ chữ Latinh + các cây bút lông là sản phẩm phương đông đã được người Việt chúng ta sáng tạo linh hoạt và kết hợp lại.

Tác Phẩm Thư Pháp VIệt và Hán của Đông Hồ

Phong Trào Thư Pháp Việt Hiện Tại.

Theo kiến trúc sư Nguyễn Thanh Sơn, từ năm 2000, cuộc triển lãm thư pháp của kiến trúc sư Nguyễn Thanh Sơn tại nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh và của thư pháp gia Bùi Hiến tại Đầm Sen thành công, đã tạo giúp công chúng có được một cái nhìn đúng đắn về nền Thư Pháp Việt, từ đó phong trào viết thư pháp chữ quốc ngữ dần lan rộng. Theo Thầy Thanh Sơn lúc triển lãm bấy giờ, có nhiều người cũng có nhu cầu học thư pháp, ở đây cũng có nhiều người mà kêu thầy mở một cái phòng để mà tập dạy viết thư pháp đi.

Tác phẩm lãm thư pháp và phong cách của mình, kiến trúc sư Nguyễn Thanh Sơn thường chọn bút pháp chân phương dễ đọc dễ cảm nhận, đơn giản nhẹ nhàng nhưng mang tính triết lý sâu rộng, là lời hay ý đẹp đánh thức bản ngã trong mỗi con người. “ơn cha dưỡng dục suốt đời con tạc dạ”..."Ai còn mẹ đừng làm cho mẹ khóc, bởi ngày sau hối hận sẽ muộn màng".

à 

Kiến Trúc Sư Nguyễn Thanh Sơn 

Theo cảm nhận của một số tác giả. Thư pháp chữ quốc ngữ cũng từng gặp một số ý kiến trái chiều, nhiều người còn nghi vấn về sự tồn tại của loại hình nghệ thuật này. Chính vì thế Anh Nguyễn Hiếu Tín đã bỏ công nghiên cứu và bảo vệ luận văn thạc sĩ về Thư Pháp Việt.

Anh Nguyễn Hiếu Tín (ảnh từ internet)

Ngày nay Thư Pháp Việt có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội, để mọi người có được cái nhìn xác đáng về nghệ thuật thư pháp việt thì đó còn là một hành trình dài. Tìm hiểu thì mình càng lại thấy yêu mến hơn cái chữ viết của dân tộc và trong các quá trình nghiên cứu và phát hiện ra rằng là không chỉ riêng Trung Quốc mới có thư pháp, mà hầu như các nước khác như là thư pháp châu Âu, được chứng minh, để chứng minh được rằng là chữ việt chúng ta vẫn có thể phát triển thành một nghệ thuật thư pháp được, Thư Pháp Việt mang tính linh hoạt cao về cách thức thể hiện là ngôn ngữ ký âm không phải là ngôn ngữ trong chữ có hình, như tiếng Trung Hoa nhưng Thư Pháp Việt hiện đại hoàn toàn có khả năng tạo ra hình tượng từ chữ viết.

Tính linh hoạt của Thư Pháp Việt cũng được thể hiện trên chất liệu cũng như ở màu sắc. Trải qua ngàn năm thư pháp Trung Hoa mang tính hệ thống và có những quy định chặt chẽ về thể chữ, người Nhật Bản biến thể chữ thư pháp Trung Hoa thành cái chữ riêng của đất nước mình, người Triều Tiên cũng kế thừa qua nghệ thuật thư pháp Trung Hoa cho nghệ thuật thư pháp của dân tộc mình.

Nhìn sang các nước, để thấy rằng dưới chữ quốc ngữ người Việt Nam cũng có thể sáng tạo được thư pháp phù hợp với bản sắc văn hóa để tinh thần người Việt hiện đại, nghệ thuật viết chữ nào đó mà là người người dân nước khác hoặc là ở một cái vùng văn hóa khác người ta tiếp nhận nghĩa rằng các nghệ thuật này nó có sức sống sức lan tỏa mạnh mẽ.

Nghiên cứu tác giả Nguyễn Đăng học đã cho phát hành các đầu sách về Thư Pháp Việt hiện đại, đáng chú ý nhất là quyển thư pháp việt lý thuyết và thực hành, giúp người mới bắt đầu viết thư pháp có được nền tảng lý thuyết tốt để vận dụng. Theo Đăng Học tạm thời thì anh chia ra làm 5 thể chính đó là Điền, Thủy, Mộc, Phong, Biến. Ở trong cái bất kỳ một bộ môn nghệ thuật nào nó cũng sẽ chia ra làm 3 cấp độ chính đó là đơn giản, hơi khó và nó phức tạp hơn, Mộc Thể là cái thể chữ rất là mộc mạc đơn giản, giản dị, ai nhìn vô cũng sẽ cảm thấy là mình đọc được liền, Phong Thể tức là một thể chữ nó biến tố hơn, nó viết nhanh hơn mà nét nhiều hơn để cho cái mức độ nghệ thuật có nhiều hơn là các biến thể… Ngoài ra còn có hai cái thể chữ mà cũng khá nhiều người biết, đầu tiên là cái Điền thể nó xuất hiện là trong cái thời mà cái chữ việt từ chữ hán Nôm chuyển sang chữ quốc ngữ…

Biến thể Thư Pháp Việt

Viết thư pháp cần được xem như một cách rèn luyện tâm tính. Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói viết thư pháp là một môn thiền định, ngày nay thư pháp chữ quốc ngữ được giới trẻ rất yêu thích, có thể nói sự xuất hiện của Thư Pháp Việt hiện đại chính là sự đột phá và sáng tạo của người Việt cho các bộ môn nghệ thuật mới ra đời, ít có bộ nguồn nào nhận được sự quan tâm nhiều đến vậy, nhiều lớp học thư pháp, câu lạc bộ viết thư pháp đã ra đời. Tuy nhiên thực trạng cũng cho biết thư pháp chữ quốc ngữ đông về số lượng nhưng thiếu dạy chất lượng.

Theo một số ý kiến. Người giỏi bộ môn này thì lại không chịu ngồi lại với nhau để mà tuần tự đóng góp xây dựng, trong các bộ môn này có một cái nền tảng vững chắc có một cái hệ thống lý thuyết nó thống nhất định và phát triển của bộ môn này,  có lúc nghĩ Thư Pháp bị chìm khuất và lãng quên giữa nhịp sống hối hả. Tuy nhiên lịch sử luôn chứng minh nếu là nghệ thuật chân chính thì trong bất cứ hoàn cảnh nào dưới sống của nó cũng rất mãnh liệt như một ngọn lửa thư pháp chữ quốc ngữ đã âm ỉ le lói từ bùng cháy trở lại thì xã hội tiến vào thiên niên kỷ mới thầy thoát  tỏa trong từng nét bút ký giúp vi dịu vô cùng 

Viết chữ Thư Pháp Việt cho khách quốc tế

Tác phẩm đẹp của mình đưa ra thì mình phải luôn có cái Chân, Thiện, Mỹ,  là những cái câu từ mình viết phải luôn hướng thiện, những lời hay ý đẹp thì có một câu tôi rất là tâm đắc của cụ Nguyễn Du đó là: Thiện căn ở tại lòng ta, chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài, về cái Mỹ, Mỹ ở đây là mỹ thuật về bố cục của chữ lớn chữ nhỏ về bố cục của tranh và màu sắc phải hài hòa thì như vậy mới được đánh giá là một phương pháp đẹp, chữ đẹp, nét đẹp bố cục đẹp thì một trong những yếu tố cơ bản nhất của đẹp đó là phải viết đúng chính tả và hơn, nữa là phải phải xuống hàng những câu thơ sau cho nó hợp lý cho nên nó sẽ góp phần nhỏ trong cái việc là làm sáng tỏ và làm đẹp đẽ hơn.

Xu HướngThư Pháp Việt.

Với khu vực và thế giới đã là người Việt có thể viết bất kỳ chữ Latinh của các quốc gia nào theo pháp luật thì chắc chắn là một sản phẩm văn hóa khi mà người ta cần những cái nét chữ để bàn trang trí cho những cái bộ môn nghệ thuật như là truyền thống, như làm một Poster phim về cổ trang, thư pháp là thích hợp nhất mà viết tiếng Hán thì người ta không đọc được. Bây giờ phải viết tiếng Việt thì người ta đọc được là nó hợp vô cái tổng thể,  theo tôi thì thư pháp chữ quốc ngữ hiện nay nó là cầu nối để nối liền giữa quá khứ và hiện tại để chúng ta có thể nhìn vào đó nhắc nhớ lại một quá khứ rất đẹp có hồn của cha ông chúng ta và đồng thời nhắc chúng ta niềm tự hào về chữ viết của mình và đồng thời chúng ta phải sống xứng đáng với tiềm năng và làm đẹp hơn nữa trong sáng, làm việc từ những chữ việt chúng ta. 

Liễn thư pháp tết

Ngày tết thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo Bánh Chưng Xanh, chữ sáng tạo bay bổng phóng khoáng hiện đại nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp của truyền thống của thời gian việc làm đẹp chữ viết dân tộc là phương pháp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt làm giàu cho văn hóa bản địa cùng với người Việt hiện đại Thư Pháp Việt sớm mang vẻ đẹp văn hóa ấy vươn ra thế giới.

Bài viết tổng hợp từ internet, qua tìm hiểu của cá nhân về Thư Pháp Việt. Bài Viết còn nhiều hạn chế, mong được góp ý thừ các thư hữu và các bạn.

Ngô Duy.

 

Bài viết khác